Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Kinh nghiệm khi lần đầu tiên xây nhà

Kinh nghiệm khi lần đầu tiên xây nhà
Xây nhà là một trong những việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy lần đầu tiên xây nhà cần chú ý tới những tiêu chí dưới đây để có căn nhà đẹp nhất:
BƯỚC 1: Lập kế hoạch thiết kế nhà
Vấn đề quan trọng trước khi dự định xây nhà là ngân sách để xây nhà. Bạn cần chú ý các loại ngân sách sau:
Ước tính chi phí xây dựng cơ bản: Chi phí loại này gồm: Chi phí tư vấn thiết kế (để có được bản vẽ kỹ thuật thi công) + Chi phí thi công xây dựng + Chi phí giám sát ( hoặc chủ nhà tự giám sát).
Ước tính chi phí phát sinh: Với khoản dự phòng này bạn có thể yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư và nhà thầu thi công.
Ước tính chi phí trang trí nội thất: Bạn có thể tính chi phí này bao gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp ga, bếp điện, máy lạnh, bàn ghế, đèn trang trí, và các thiết bị gia dụng khác...
Công tác chuẩn bị
  • Tìm hiểu về pháp lý các vấn đề liên quan đến nhà bạn và các thủ tục cần thiết
  • Tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng.
BƯỚC 2: Chọn người tư vấn thiết kế xây dựng nhà:
Chọn một số đơn vị tư vấn có nghiên cứu về phong thuỷ, bạn còn được tính toán các không gian, bố trí cửa, cầu thang và các đồ đạc hợp với phong thuỷ, để khi ở trong nhà cảm thấy yên tâm, thoải mái, là đòn bẩy cho sự nghiệp và sức khỏe.
Khi có ý định xây nhà đẹp, bạn nên cung cấp cho người thiết kế những thông tin tóm tắt về gia đình, về mảnh đất và nhu cầu sở thích sử dụng của các thành viên trong gia đình như cần xây nhà mấy tầng, phòng khách diện tích bao nhiêu, phòng bếp có lối đi riêng hay phải thông qua phòng khách, có sử dụng phòng ăn chung với không gian bếp và cần bố trí tối thiểu cho bao nhiêu người, cần có mấy phòng ngủ, có làm thêm phòng trẻ em không?... . thiet ke khach san
BƯỚC 3: Hoàn thiện hồ sơ, lựa chọn nhà thầu
Công việc tiếp  là phải lựa chọn được một nhà thầu xây dựng hợp lý. Nhà thầu phải lành nghề, làm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thời gian thi công nhanh, thực hiện tốt an toàn lao động. .
Sau khi lựa chọn được nhà thầu ưng ý, chủ nhà cần chuyển bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công cho nhà thầu xem để họ hiểu về căn nhà, góp ý vào một số chỗ bất hợp lý (nếu có).
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, nhà thầu sẽ dự tính và lên một bảng báo giá thi công chi tiết cho chủ nhà, dựa vào đó, chủ nhà có thể so sánh với bảng dự toán mà đơn vị tư vấn thiết kế lập để so sánh, tránh những hiện tượng bị nâng giá đột biến, gian dối về khối lượng,...
Bạn nên tìm cho mình một người giám sát công trình. Đây là người sẽ trực tiếp quản lý về tiến độ và chất lượng của nhà thầu, tránh tình trạng làm gian dối, ăn bớt, chất lượng kém. Người giám sát này hoặc là người thân trong gia đình, nhưng phải có kinh nghiệm về xây dựng, hoặc là một công ty chuyên môn về xây dựng.

BƯỚC 4: Chuẩn bị khởi công
Trước tiên, cần phải xem tuổi của chủ nhà. Việc chủ nhà được tuổi xây dựng có thể giúp cho quá trình xây dựng được thuận lợi, tốt đẹp, ngôi nhà đưa vào sử dụng bền vững.
Chọn được ngày, giờ đẹp thì việc ảnh hưởng có thể giảm đi nhiều. Chủ nhà cũng có thể nhờ một người nào đó trong gia đình hay bạn bè (có tuổi không phạm vào kỵ năm nay thay mặt trong lúc quan trọng như đổ móng, đổ trần...). Tốt nhất là nên mời một thầy phong thủy về xem xét và tiến hành làm lễ giải hạn.
Cần  tổ chức lễ động thổ. Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.
BƯỚC 5: Chuẩn bị làm móng
Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc làm sạch, phát quang mặt đất, giải tỏa nhà và kết cấu xây dựng cũ, vận chuyển phế thải đổ đi. Sau khi chuẩn bị mặt bằng, đội thợ bắt đầu vào công tác làm nền móng. Việc làm nền bao gồm các công việc: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền (nếu cần thiết).
BƯỚC 6: Xây dựng phần thô
Thời điểm kết thúc phần nền móng  là thời điểm bắt đầu  xây dựng phần khung nhà. Khung nhà được hiểu là bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của nhà.
Việc thực hiện xây dựng phần khung nhà cũng như khi làm móng bao gồm các công việc chính là: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường.
BƯỚC 7: Hoàn thiện
Kết thúc phần khung nhà (phần thô), tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện, tuy nhẹ nhàng hơn nhưng lại đòi hỏi nhiều hơn về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ.
Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công đoạn: Trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét... Đây cũng là công việc của các nhà thầu, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm như sau:
Công tác trát tường, láng sàn: Cần trộn vữa theo đúng tỷ lệ quy định trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
Việc ốp lát gạch thì phải theo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất. Mạch gạch cần đều, các viên gạch thẳng nhau, không được xô xệch, nghiêng ngả.
Công tác lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: Cần tuân thủ theo đúng bản vẽ kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn xây dựng. Nên chú trọng vào độ bền vững và an toàn của các hệ thống này,  hệ thống cấp điện cần cầu dao an toàn, các đường dây chờ cho máy phát điện sau này, độ dốc của các đường ống thoát nước phải đủ tiêu chuẩn, hệ thống chống sét an toàn, các đường dây cần đi trong ống bảo vệ tránh bị ẩm chập điện,...
BƯỚC 8: Lắp đặt nội thất
Đồ nội thất cũng có thể mua sẵn trên thị trường tại các showroom về đồ nội thất, tuy nhiên các đồ mua sẵn được thông thường chỉ là: sofa, giường, bàn ăn.
Phần nội thất ở đây ngoài đồ gỗ còn bao gồm các mảng trang trí, tiểu cảnh, trần giả, sàn gỗ...

Công ty xây dựng nhà
tư vấn xây nhà giá rẻ
xây phòng trọ giá bao nhiêu
dịch vụ xây nhà
xay phong tro gia re

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét